Đọc vị bất kỳ ai – Để không bị lừa dối và lợi dụng

Đọc vị bất kỳ ai, một cuốn sách tâm lý thú vị mà tôi từng đọc. Dù không phải là một nhà tâm lý học nhưng khi đọc quyển sách này ít nhiều bạn cũng sẽ nhận ra lời nói thật giả của đối phương và một số hành vi của con người trong cuộc sống hằng ngày.

Tôi đã từng tiếp xúc với một vài Tiến sĩ – Thạc sĩ tâm lý học, họ nhạy bén đến mức không tưởng. Trong một tiết học kỹ năng, vị Tiến sĩ ấy vẽ lên trên bảng một hình vuông bằng chín dấu chấm, ông bảo sinh viên hãy dùng một lần bút của mình để nói hết các điểm đó lại.

Sau khi nhìn qua điểm nối của vài sinh viên ông ta đã nói lên chính xác một số đặc điểm tính cách của sinh viên ấy. Lúc đó cả lớp ai cũng thán phục ông như một “thầy bói khoa học hiện đại” và tôi cũng không ngoại lệ, tôi bắt đầu thích suy đoán tâm lý của người khác, để nhìn rõ con người của đối phương. Và tôi đã bắt đầu tìm hiểu về tâm lý con người qua cuốn Đọc vị bất kì ai.

Không thể nào là xuất sắc như những nhà nghiên cứu tâm lý
thật sự nhưng với những gì tìm hiểu được qua cuốn sách này thì nó cũng đã phần
nào giúp tôi nhìn nhận được bản chất của con người xung quanh ta.

Tác giả của cuốn sách Đọc vị bất kỳ ai là Tiến sĩ David J. Lieberman, ông sinh năm 1953 là một tác giả được trao tặng nhiều giải thưởng, và được quốc tế công nhận là chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nghiên cứu về hành vi và các mối quan hệ của con người.

Ông
đã xuất bản 6 cuốn sách, tất cả đều được dịch ra 18 thứ tiếng và hai cuốn lọt
vào danh sách những cuốn sách bán chạy nhất của tờ New York Times. Ông còn là
khách mời của hơn 200 chương trình truyền hình như The Today Show, Fox News,
PBS và The View. Ngoài ra, ông giảng dạy và tổ chức các cuộc hội thảo về nhiều
lĩnh vực trên toàn nước Mỹ.

Hai cuốn sách của ông đã được xuất bản tại Việt Nam là: Làm sếp không chỉ là nghệ thuật – 2012 và Đọc vị bất kỳ ai – 2013

Cuốn sách Đọc vị bất kỳ ai được chia ra hai phần và mười lăm chương với từng mục rõ ràng, bạn đọc có thể dễ dàng xem lại các phần trước mà không bị nhằm lẫn.

Phân một: Bảy câu hỏi cơ bản: Học cách phát hiện ra điều người khác  nghĩ hay cảm nhận một cách dễ dàng và nhanh chóng trong bất kỳ hoàn cảnh nào.

Phần hai: Những kế hoạch chi tiết cho hoạt động trí óc – hiểu được quá trình ra quyết định. Vượt ra ngoài việc đọc  các suy nghĩ và cảm giác đơn thuần: Hãy học cách người khác suy nghĩ để có thể nắm bất kỳ ai, phán đoán hành xử và hiểu được họ còn hơn chính bản thân họ.

Với riêng tôi tìm hiểu tâm lý là một điều rất lý thú nhưng
khi đọc xong cuốn sách này thì tôi cảm nhận nó sẽ có hai mặt  khi áp dụng vào đời sống của con người.

Thứ nhất: Bất kỳ ai cũng có thể biết và đọc cuốn sách này và khi những người cùng nhau đọc Đọc vị bất kỳ aithì họ có thể dễ dàng qua mặt đối phương ví dụ như:

Giám đốc nhân sự nghi ngờ Jimmy có ý định rời công ty và mang theo bản danh sách khách hàng. Vị giám đốc này nghi ngờ Jimmy có cấu kết với ông Black, giám đốc công ty đối thủ.

Nghĩ như vậy, người gám đốc nhẹ nhàng bảo Jimmy ngồi xuống
và bắt đầu đưa ra ba tập tài liệu được đánh dấu, ông Green, ông Blue và ông
Black. Nếu Jimmy đã gặp hay đang lên kế hoạch với ông Black, ánh mắt anh ta sẽ
tự nhiên dừng ở tập hồ sơ có tên ông này lâu hơn những hồ sơ khác. Sau đó anh
ta sẽ cố gắng duy chuyển ánh mắt nhìn sang các tập hồ sơ khác, nhưng với vẻ
không tự nhiên và có phần máy móc.”

Vâng! Đó là ví dụ được David J.
Lieberman đưa ra, nhưng bạn thử nghĩ theo một hướng khác nếu như Jimmy cũng biết
đòn tâm lý này của giám đốc thì sao. Anh ta vẫn tự nhiên không nhìn lâu vào ông
Black và thoải mái trao đổi với giám đốc vì anh ta biết và muốn khẳng định rằng
mình không rời bỏ công ty, mình trong sạch. Liệu vị giám đốc này có phát hiện
ra?

Hay mọi người vẫn thường nói nếu một người nói dối họ sẽ không dám nhìn thẳng vào mặt đối phương mà ánh mắt cứ chao đảo để che dấu cho sự thật, nhưng kẻ nói dối đã biết điều này rồi, anh ta vẫn tự tin nhìn vào người đối diện và trả lời câu hỏi một cách bình thường thì người hỏi liệu có phát hiện ra sự dối trá từ đối phương?.

Đó là vấn đề khi cả hai cùng là “nhà tâm lý học” nhưng ở một mức độ nào đó thì vẫn có những người cao tay hơn qua thời gian rèn luyện và tích lũy, họ luồng lách suy nghĩ của bản thân để đối phương không phát hiện ra là họ muốn điều gì vì câu nói “ có tật giật mình” không bao giờ là sai cả.

Thứ hai: Khi một người đã biết về thủ thuật tâm lý (Cô A) và một người chẳng hề biết gì (Cô B) thì sẽ có nhiều chuyện xảy ra. Cô A và B chơi với nhau rất thân nhưng khi gặp một vấn đề gì khó khăn trong cuộc sống cô A hỏi cô B về điều mà mình thắc mắc, cô B trả lời một đằng nhưng trong lòng lại suy nghĩ một nẻo đến lúc này khi nhận thấy sự dối trá của cô bạn thân từ thủ thuật tâm lý thì cô A sẽ rất buồn và có thể mất đi một người bạn. Nhưng nếu cô A không biết gì về tâm lý thì sẽ rất tin lời cô B và cứ nghĩ rằng mình có một người bạn tốt vô cùng nhưng không, đằng sau sự tốt đẹp ấy là một sự giả dối đáng buồn. Những câu chuyện về tâm lý này sẽ làm cho bản thân có sự đề phòng và đôi khi là mất cả tình nghĩa đối với những người được cho là keo sơn gắn bó.

Thế đấy, Đọc vị bất kỳ ai mang đến cho bạn thủ thuật tâm lý có thể nhìn rõ được cảm xúc, suy nghĩ bên trong của đối phương, có thể giải quyết mâu thuẫn, khuất mắc một cách nhanh chóng mà không làm ảnh hưởng hay mất lòng ai khi chưa biết được chân tướng của sự việc nhưng đồng thời nó cũng là phương pháp vạch trần những sự giả dối của cuộc sống.

Nói thế thôi chứ tôi khuyên bạn vẫn nên đọc cuốn sách này vì David J. Lieberman giảng giải rất chi tiết, cụ thể từng phần và từng câu chuyện tiêu biểu của cuộc sống. Bạn sẽ chủ động tốt hơn trong mọi tình huống lựa chọn của cuộc sống. Vì người xưa có câu “Biết người, biết ta, trăm trận trăm thắng”.

Tôi khá ấn tượng với quyển sách này một phần là vì ở mỗi đầu chương đều có một câu nói của những người nổi tiếng. Những câu nói đầu này như lời dẫn đầu của các câu chuyện và phân tích tâm lý nhân vật bên trong nội dung của sách như:

Chương 1: “Sự chân thật có thể là cách giải quyết tốt nhất, nhưng cũng cần nhớ rằng theo phương pháp loại trừ, không trung thực là cách giải quyết tốt thứ nhì.” _ George Carli

Chương 2: “Chỉ có một điều tệ hơn việc một người không biết mình thích và ghét gì, đó là anh ta không có can đảm nói ra những điều mình thích hoặc ghét. _ Tony Randall

Chương 10: “Không thể không mưu mẹo khi không muốn tư duy.” _ Thomas A.Edison

Càng về sau tác giả
càng đánh vào việc phân tích tâm lý nhân vật một cách rõ ràng, cụ thể đôi lúc
tôi cũng bị rối với những phân tích này, vì không chuyên sâu nên tôi chỉ có thể
đọc từ từ và ngẫm nghĩ để có thể hiểu được những phân tích tâm lý của tác giả.

Nhìn chung đây là một cuốn sách đáng đọc vì đầu tiên nó có thể bảo vệ bạn trước những tình huống “ngang trái” của cuộc sống, giúp bạn phân tích và đánh giá một cách khách quan những người xung quanh nhất là khi bạn trở thành một người quản lý hay một nhà lãnh đạo thì hiểu được tâm lý của người khác là bạn đã có một phần chiến thắng trong tay. Tuy nhiên bạn phải vận dụng sao cho những đòn tâm lý này ngày càng phát huy hiệu quả, mặc dù không học chuyên về tâm lý nhưng bạn cũng khiến cho người khác có phần e dè và không thể làm liều trước mặt bạn.

Thế nên hãy đọc Đọc vị bất kỳ ai để đem về những phương pháp tâm lý hiệu quả cho bạn trong cuộc sống nhé!

Review sách Đọc vị bất kỳ ai

Download ebook Đọc vị bất kỳ ai PDF tại đây