Đừng bao giờ đi ăn một mình | Keith Ferrazzi

Bạn có thích đi ăn một mình không? Nếu không thì bạn quả là một người tuyệt vời đấy, còn nếu có thì dù nguyên nhân là do sở thích, tính cách… thì bạn hãy xem lại.

Giả như một ngày đẹp trời, bạn thật xinh đẹp ra khỏi nhà, bước vào một quán KFC, kêu một phần gà nướng và một ly trà sữa, nhưng lại chọn một góc nhỏ tách biệt với mọi người, nhìn xa xăm ra cửa sổ và lẳng lặng ăn hết phần đồ ăn ấy. Thật buồn chán biết bao, bạn nói bạn chỉ thích không khí bình lặn, bạn là một người trầm lắng và không thích ồn ào nên ăn một mình làm cho bạn cảm thấy thoải mái.

Điều đó tôi đồng ý, có những lúc tôi cũng đi ăn một mình vì con người ai cũng cần có một vài giờ tĩnh lặng một mình ở một nơi nào đó. Nhưng nếu nói tính cách của tôi là như vậy và tôi luôn đi ăn một mình vào mọi ngày, ở mọi nơi thì bạn cần nhìn lại bản thân.

Và tốt hơn nữa là bạn nên thử đọc cuốn sách Đừng bao giờ đi ăn một mình của Keith Ferrazzi, với những câu chuyện tưởng chừng là đơn giản về các mối quan hệ trong xã hội nhưng tác giả đã khéo léo lồng khép những bài học về giao tiếp trong cuộc sống và cách để thành công trong cuộc sống mà ông đã đúc kết được từ trải nghiệm của bản thân.

Cái tựa đề sách
đơn giản đến mức có thể làm cho con người ta hiểu nhầm và nói rằng: ăn một
mình, tôi thích thì tôi ăn thôi, đó là quyền tự do cá nhân, làm sao mà bắt ép
được. Nhưng với cuộc sống này thì đằng sau những điều giản đơn là những điều
không hề đơn giản mà Keith Ferrazzi đã nêu ra trong quyển sách này.

Bắt đầu từ một cuộc sống nghèo khó nhưng Keith không để thua bất kì ai, bằng những kinh nghiệm học hỏi từ mọi người xung quanh và những nổ lực của bản thân ông đã trở thành nhà sáng lập và CEO của công ty Ferrazzi Greelight, đã từng tư vần cho các công ty hàng đầu thế giới về cách đẩy mạnh phát triển các mối quan hệ kinh doanh giúp tăng doanh thu, là nhà tiên phong về tư tưởng và ủng hộ vai trò công dân của doanh nghiệp.

Từ đó ông muốn truyền tải những điều mà mình biết cho tất cả mọi người thông qua những quyển sách như Ai chống lưng cho bạn hay Đừng bao giờ đi ăn một mình là quyển sách phản ánh được những thực tế vốn đã ngầm tồn tại từ lâu trong xã hội mà không có mấy người để ý đến.

Nếu
không nói chúng ta là một con người hoạt bát vui vẻ, có thể bắt chuyện với tất
cả mọi người, chỉ nói chúng ta là một người bình thường thì cũng phải có những
mối quan hệ nhất định, và từ những mối quan hệ ấy ta sẽ phát triển thêm nhiều
nhiều nữa và chúng sẽ rất có lợi với ta sau này.

Tôi không có đủ quyền để nhận xét hay đánh giá bất kỳ ai nhưng có những minh chứng thực tế mà tôi đã chứng kiến qua 4 năm đại học cho thấy sự ngoại giao tốt hay không tốt của con người sẽ tạo ra những số phận khác nhau. Tôi có một cô bạn thân học với nhau từ thời tiểu học, cô rất hoạt bát và vui vẻ, chúng tôi đều thi rớt đại học năm đầu tiên nhưng sang năm thứ hai sau khi ráng ôn luyện thì mỗi đứa đã đậu một trường ở Sài Gòn, vốn bản tính linh hoạt thông minh cô nhanh chóng hòa đồng với mọi người.

Năm nhất và năm hai đại học cô ấy chỉ đi học và đi chơi để giao lưu với các bạn trong trường và khác trường, những buổi offline được thường xuyên diễn ra, bạn cũng biết đấy sinh viên thì nguồn vốn chính đến từ gia đình nhưng cô ấy vẫn đi, vẫn giao lưu và cuối tiệc thì vẫn ăn chia xòng phẳng. Đến năm 3, năm 4 khi các sinh viên khác chuẩn bị cho việc tốt nghiệp thì cô mới bắt đầu đi làm partime và lấy số tiền ấy để tạo thêm nhiều mối quan hệ mới.

Ban đầu chính bản thân cô chỉ nghĩ vui thì đi thôi nhưng về sau mới thấy rất có lợi trong công việc, khi vừa ra trường cô đã được rất nhiều người quen cũ gọi điện về làm việc mà chẳng cần phải lo sợ nỗi sợ thất nghiệp như bao nhêu bạn sinh viên khác. Khi nghỉ việc ở công ty cũ cũng có nhiều người mời cô về làm việc. Điều đó cho thấy cô ấy luôn được mọi người nhớ đến và họ luôn tạo cơ hội phát triển cho cô.

Một
cô bạn khác tôi quen khi đi làm thêm, tính cô ấy không hẳn là trầm nhưng cũng
không quá hoạt bát và cô ấy đã đi làm từ năm nhất đại học, cô cứ đi học rồi đi
làm mà chẳng cần quan tâm đến các mối quan hệ bên ngoài, cô chỉ có một vài
người bạn và một vài mối quan hệ nhất định mà sau 4 năm đại học thì con số ấy
cũng chẳng tăng lên bao nhiêu. Đến khi ra trường với sự nhút nhát của mình thì
cô không thể xin việc ở thành phố mà phải xin đại một công việc trái ngành ở
ven ngoại ô.

Theo
tôi thì tính cách không hẳn quyết định số phận mà còn phải dựa vào bản lĩnh. Cô
bạn đại học của tôi vốn tính hiền lành điềm đạm nhưng nếu cô mạnh dạn hơn, hòa
đồng kết bạn với nhiều người hơn thì sẽ tạo cho cô một hoàn cảnh sống khác. Tiền
không phải là tất cả nhưng không có tiền thì cũng chẳng làm được gì, mình kiếm
ra đều phục vụ cho việc chi tiêu của bản thân nhưng việc chi tiêu như thế  nào để sinh lời thì là một quá trình cần được
học hỏi.

Tôi
ấn tượng với một câu của Keith “ tốt hơn bạn nên cho trước khi nhận, và
đừng bao giờ ghi sổ….” bạn mời người nào đó một bữa ăn và đổi lại bạn có
một trời thông tin cần thiết hay ít ra thì bạn cũng có một mối quan hệ tốt,
đièu đó chẳng gây hại gì cho bạn cả. Còn bạn cứ thui thủi một mình không chia
sẽ với ai vì sợ người khác sẽ biết thì khi cần giúp đỡ một chuyện gì đó bạn sẽ
chẳng kiếm được ai.

Tôi tiếc vì đã  không đọc cuốn sách này sớm hơn vì nó đã cho tôi thấy nhiều điều mà từ trước nay tôi vẫn luôn bị ngộ nhận, hay nói đúng hơn là tự cao. Như 2 năm trước tôi làm trợ lý kinh doanh cho công ty với mức lương là 4,5 triệu nhưng tôi thấy với số tiền này không đáp ứng được sinh hoạt phí 1 tháng và tôi đã nộp đơn xin nghỉ.

Một người bạn tôi quen biết đã nói anh ta sẽ giời thiệu cho tôi công việc mới với mức lương 8 triệu. Có sự quen biết tại một công ty là điều mà nhiều người muốn có nhưng bản thân tôi lại thấy ngại, tôi muốn tự kiếm một công việc mới dựa vào bản thân của mình, tôi đã từ chối cơ hội đó, một thời gian sau tôi vẫn lay hoay tìm một công việc mới nhưng mức lương lại không hề khá hơn và tôi nhận ra mình quá tự cao.

Người ta chỉ giới thiệu công việc cho tôi, còn có được giữ lại hay không là dựa vào năng lực của mình nhưng tôi đã cố chấp không nhận ra điều đó, không nhận ra những mối quan hệ mắc xích mà đã vô tình chặt đi nó.

Chính vì biết được những sai lầm nhỏ từ giao tiếp xã hội ấy mà Keith Ferrazzi đã chỉ cho chúng ta biết được cách để xây dựng và giữ các mối quan hệ xung quanh một cách bền lâu. Bạn hãy thử mở danh bạ điện thoại của mình ra, nhắn tin chúc một ngày tốt lành đến một vài người bạn, hay bạn thấy sinh nhật của một người bạn mới quen trên facebook bạn hãy nhắn tin chúc mừng, hay thân thiết hơn thì hãy rủ một vài người bạn đã lâu không gặp đi ăn, bạn hãy xem họ phản ứng ra sao và cảm giác của bạn sẽ thế nào nhé.

Bạn hãy luôn tạo cơ hội cho chính mình bằng cách khiến những người bạn quen luôn nhớ đến bạn đừng để cho người ta thấy khi nào cần sự giúp đỡ bạn mới nhớ đến người ta thì họ sẽ hiểu rằng bạn đang lợi dụng họ.

Đường
nào cũng có thể đi được nhưng đường bao tử là cách đi nhanh chóng, dễ dàng,
thuận lợi cho bạn tiếp cận với đối phương. Nhưng hãy nhớ rằng chỉ là bạn ăn chứ
không phải bạn nhậu, chỉ là bạn tốt chứ không phải bạn xấu, đừng nhận lời một
người chỉ suốt ngày mời bạn đi nhậu rồi nói toàn chuyện trên trời, đừng mời
những người mà bạn biết họ chẳng ngay thẳng để rồi nhận được những lời khuyên
vô bổ vì một lúc nào đó có thể bạn sẽ gặp rắc rối lớn  bởi chính người bạn xấu đó.

Mối quan hệ mắc xích là thứ luôn tồn tại xung quanh bạn, hãy bảo vệ nó, bạn đừng ngần ngại khi mở một mối quan hệ mới. Nếu bạn thấy người đó không phù hợp thì hãy ngừng lại còn nếu được thì hay dùng tình cảm chân thành của mình để kết bạn, bạn không lợi dụng ai mà là xã hội này, con người cần dựa vào nhau để phát triển. Hôm nay bạn cho đi và ngày mai bạn nhận lại là chuyện bình thường, có khi bạn còn nhận được nhiều hơn những thứ cho đi, và nếu không được nhận lại thì bạn coi như là làm phúc cho người ta vì mình “giàu” mà.

Nói
như vậy thôi nhưng bạn cũng không nên quá dựa dẫm vào các mối quan hệ mà không
nỗ lực để giải quyết chuyện khó khăn, như vậy bạn sẽ luôn trở thành một người
lúc nào cũng trông chờ, ỷ lại vào người khác. Đừng để mọi người xem bạn là một
kẻ yếu đuối khiến người khác phải chán nản khi nhận được cuộc gọi từ bạn. Mỗi
lần có chuyện bạn phải tự tìm cách ngay cả khi nhờ ai đó giúp thì cũng phải tìm
đúng người. Phải tận dụng đúng cách, đúng mối quan hệ thì mọi khó khăn mới ổn
thỏa và bạn lại có thêm kinh nghiệm cho bản thân.

Bằng những gì đã trải qua, trong cuốn
sách này Ferrazzi đã chỉ ra rất rõ ràng nội dung của từng chương thậm chí là những
chi tiết được xem là nhỏ nhặt trong giao tiếp cũng được ông hướng dẫn vì ông
muốn mọi người có nhiều mối quan hệ xã hội thuận lợi và được thăng tiến tốt hơn
trong công việc.

Hãy bắt đầu ngay khi biết về quyển
sách này, bạn hãy xây dựng lại một mạng lưới xã hội cho bản thân, vì hầu như ai
cũng có những mối quan hệ cơ bản rồi, chỉ cần mở rộng và duy trì thì dù bạn là
ai trong xã hội này thì bạn cũng dễ dàng vượt qua những khó khăn trong trong
cuộc sống.

Đây là một trong những cuốn sách hay nên đọc, đáng suy ngẫm để hoàn thiện bản thân của mỗi con người. Mỗi cuốn sách là một bài học và tôi chỉ chọn học những điều phù hợp với bản thân, và tôi luôn nói rằng: “tôi làm được, tôi làm tốt” để có thêm tinh thần cho mọi công việc trong cuộc sống.

Review sách Đừng bao giờ đi ăn một mình

Download ebook Đừng bao giờ đi ăn một mình PDF tại đây