Sông Đông êm đềm (tiếng Nga: Тихий Дон, Tikhy Don) là bộ tiểu thuyết nổi tiếng nhất của nhà văn người Nga Mikhail Aleksandrovich Sholokhov. Với tác phẩm này, Sholokhov đã được trao tặng Giải Nobel văn học năm 1965, đưa tên tuổi ông trở thành một cái tên bất hủ trong làng văn học thế giới.
Tác phẩm Sông Đông êm đềm đi vào lịch sử văn học Nga nói riêng và văn học thế giới nói chung của thế kỷ XX như một hiện tượng văn học đặc sắc khẳng định tài năng của Sholokhov. Bên cạnh những yếu tố nghệ thuật độc đáo góp phần làm nên giá trị lớn lao của bộ sử thi chiến tranh đồ sộ Sông Đông êm đềm như sự kết hợp giữa yếu tố sử thi với các tình tiết bi kịch và cũng không kém phần châm biếm; nghệ thuật xây dựng cốt truyện sâu sắc, đi vào lòng người; xây dựng chi tiết tình huống tỉ mỉ, khéo léo…,
Việc tạo các tình huống khéo léo để nhân vật có cơ hội bộc lộ nội tâm, đào sâu vào phân tích tâm hồn nhân vật, lý giải các nguyên nhân dẫn đến hành động của họ thông qua những tình huống éo le buộc nhân vật phải đối mặt là biện pháp nghệ thuật của nhà văn đã trở thành một phương tiện hữu hiệu trong việc tái hiện chiều sâu nội tâm nhân vật.
Sau khi tham gia cuộc Nội chiến ở phía Hồng quân năm 1920 tại Nga, Sholokhov trở về cố hương của mình – một làng Cossack thuộc trấn Veshenskaya vùng sông Đông (nay là tỉnh Rostovsky, Liên bang Nga).
Năm 1925, dựa trên những kinh nghiệm chiến trường và tình hình nước Nga ông đã được chứng kiến, khiến ông hiểu ra chiến tranh là vô nghĩa, vì vậy ông bắt đầu viết Sông Đông êm đềm và lần lượt phát hành 4 phần:
- Phần 1 (1928), viết về giai đoạn 1912 đến 1916, giai đoạn chiến tranh thế giới lần thứ nhất.
- Phần 2 (1929), viết về giai đoạn 1916 đến đầu 1918, giai đoạn cuộc Cách mạng tháng Mười nổ ra, hoạt động khởi nghĩa của đội quân Bạch vệ do tướng Cornhilov dẫn đầu, đã mở màn cho cuộc Nội chiến Nga.
- Phần 3 (1933), viết về giai đoạn đầu 1918 đến tháng 5 năm 1919, giai đoạn cuộc nội chiến diễn ra khốc liệt nhất.
- Phần 4 (1940), viết về giai đoạn từ tháng 5 năm 1919 cho đến khi cuộc nội chiến kết thúc năm 1922.
Cuốn sử thi xoay quanh nhân vật chính là chàng trai trẻ Gregori Melekhov. Trong phần đầu của tiểu thuyết, Sholokhov đã quay lại quá khứ của gia đình Melekhov từ thời ông nội anh với cô vợ người Thổ Nhĩ Kỳ bị người dân làng Cossack xa lánh và dị nghị do lối sống kì lạ trong tình trạng nước Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đang trong tình trạng thù địch nhau.
Gregori Melekhov là người con trai thứ hai trong một gia đình kỳ lạ này. Gregori đã đem lòng yêu Aksinia – một người phụ nữ bất hạnh, bị cha ruột cưỡng hiếp khi mới 16 tuổi, sau đó lấy phải người chồng nát rượu hèn hạ, vũ phu. Cuộc sống bi đát như thế nhưng người phụ nữ này vẫn xinh đẹp và tràn đầy sức sống, tràn đầy hi vọng vào tương lai, chính điều đặc biệt ấy đã thu hút chàng trai trẻ Melekhov.
Hai người họ yêu nhau nồng say, bất chấp mọi điều tiếng giữa nơi thôn quê còn cổ hủ “Acxinhia như cuồng dại trong mối tình cay đắng và muộn màng của mình… Mối quan hệ cuồng nhiệt giữa họ công khai và khác thường biết bao. Họ vụt sáng bừng lên như ngọn lửa không dập tắt nổi, không sượng sùng, không giấu giếm mọi người…”.
Thế nhưng trong ngôi làng cổ hủ và gia trưởng ấy, việc đi ngược với truyền thống như vậy là không được chấp nhận, họ đã tìm cách ngăn cách đôi uyên ương bằng cách cưới Natalia – một người phụ nữ chuẩn mực của gia đình cho chàng. Để được tiếp tục sống bên nhau, Gregori và Aksinia đã cùng bỏ nhau bỏ tại tất cả để đi tha hương làm thuê. Quá tủi nhục và phẫn uất vì bị người chồng mới cưới phản bội và bỏ rơi, Natalia đã cắt cổ tự sát nhưng không thành.
Sau đó, Gregori bị buộc đi lính để tham chiến vào Thế chiến I. Trong quá trình tham gia chiến tranh, Gregogi đã cảm nhận thấy tính chất tàn bạo, vô nghĩa của chiến tranh và luôn trăn trở, day dứt về những điều vô nhân đạo mình đã làm trong chiến tranh.
Ở quê nhà, nàng Aksinia sống trong cơ cực, cô đơn, tuyệt vọng, khi đứa con đầu lòng cũng không sống nổi vì bệnh tật, nàng đã chấp nhận quan hệ với Evgeni, con trai của chủ nhà. Khi được nghỉ phép và về thăm nhà đột xuất, chàng phát hiện Aksinia đã phản bội tình yêu của họ.
Quá thất vọng với sự chung thủy của Aksunia, Gregori quay về với người vợ Natalia, sau khi hết kì nghỉ phép và quay về quân ngũ, Natalia đã sinh cho chàng một đôi sinh đôi một trai, một gái. Cách mạng tháng Mười Nga nổ ra, trong những ngày hỗn loạn ấy, Gregori bị chuyển hết từ phe Nga hoàng rồi lại sang phe Hồng quân.
Mặc dù chán ghét chiến tranh vô nghĩa và không ý thức được mình chém giết để làm gì nhưng vó ngựa sắt của Gregori vẫn rong ruổi phiêu bạt khắp các chiến trường, giết hết phe này đến phe khác, lao vào những trận đánh đẫm máu vô nghĩa như con thiêu thân. Sông Đông giống như một nhân chứng sống cho cuộc đời Gregori bất hạnh, dằn xé vì cô đơn, hối hận, chán ghét tính chất vô nhân đạo của chiến tranh.
Bất chấp những mất mát về lòng tin, sự trong trắng của người phụ nữ trong thời kì chiến tranh, Gregori và Aksinia không thể ngăn cản tình yêu nồng cháy và họ đã quay về bên nhau. Tuyệt vọng vì sự phản bội lần nữa của chồng, Natalia nhờ một bà lang băm bỏ đi giọt máu của mình và Gregori mà nàng đang mang trong người nhưng rồi nàng bất hạnh qua đời do mất máu.
Không lâu sau, con gái của Gregori và Natalia cũng qua đời do thiếu thốn, bệnh tật. Sau khi giải ngũ về quê, đã chán ghét cảnh chém giết trên chiến trường chàng chỉ mong có một cuộc sống bình yên cùng Aksinia. Nhưng do lo sợ trước nguy cơ bị bắt giam và xét xử vì đã phản bội Hồng quân, Gregori đã bỏ trốn theo quân thổ phỉ của Fomin.
Chính quyền Xô viết ngày càng được củng cố vì thế trại thổ phỉ của Fomin không còn đất dung thân, Gregori phải cùng Aksinia bỏ trốn đi một nơi xa vì mong có được cuộc sống yên ổn nhưng không may trên đường trốn chạy bị phát hiện, trong lúc bị truy đuổi, Aksinia trúng đạn và chết trên tay Gregori.
Quá đau buồn vì cái chết của người yêu, Gregori đã đem tất cả vũ khí thả xuống sông Đông như một hành động giã từ bạo lực. Trở về vùng quê xưa, anh gặp lại con trai của mình với người vợ cũ năm ấy. Anh được biết tấn bi kịch của gia đinh mình: bố mẹ đã mất, anh trai theo phe Nga hoàng đã bị em rể theo phe Hồng quân giết chết.
Tất cả những gì còn lại của Gregori trên đời là đứa con trai duy nhất mà Gregori đã để lại cho anh. Hình ảnh cuối cùng của bộ tiểu thuyết là cảnh Gregori bồng đứa con về nhà.
Là một thiên anh hùng ca về số phận của dân Côdắc trong thời kỳ Cách mạng Tháng Mười và nội chiến, Sông Đông êm đềm đã tập trung xây dựng các nhân vật ở hai trận tuyến cách mạng và phản cách mạng trở thành những nhân vật điển hình cho người dân Nga thời bấy giờ, trong đó nổi bật là nhân vật Grigôri, Ăcxinhia, Natalia và Côsêvôi…
Xuất thân là những người thuộc tầng lớp nông dân Côdắc, Côsêvôi mang bản chất tốt đẹp vốn có của nhân dân lao động. Khi Cách mạng tháng Mười Nga thành công, những người nông dân khốn khổ như Côsêvôi được giải phóng khỏi sự bóc lột của bọn địa chủ ở nông thôn, họ đã được sở hữu ruộng vườn để cày cấy và sinh sống.
Vì vậy, khi cuộc nội chiến bùng nổ, Côsêvôi nhanh chóng đứng vào hàng ngũ phe Xô viết để chống lại bọn phản cách mạng, bảo vệ quyền lợi cho giai cấp vô sản và quyền lợi cá nhân. Và sau này, Côsêvôi trở thành một đảng viên xuất sắc và kiên định với Đảng, là Chủ tịch Xô viết ở thôn.
Cũng thế hệ với Côsêvôi, nhưng nhân vật Lítxnhitxki và Corsunốp là con của gia đình địa chủ và phú nông, nên hai nhân vật này thuộc thành phần giai cấp tư sản bóc lột. Cuộc Cách mạng tháng Mười Nga đã lật đổ chế độ Nga hoàng, xóa bỏ ách áp bức thống trị của địa chủ ở nông thôn.
Chính vì vậy khi bùng nổ cuộc nội chiến, Lítxnhitxki, Corsunốp và những người thuộc tầng lớp tư sản đã đứng về phía quân Bạch vệ để chống lại chính quyền Xô viết nhằm bảo vệ quyền lợi của mình. Chính vì thế, cuộc đấu tranh giai cấp giữa haii tầng lớp tư sản và vô sản trong cuộc nội chiến diễn ra rất quyết liệt và đẫm máu.
Những người thuộc thành phần tiểu tư sản như Côdắc và Grigôri thì lại luôn dao động giữa hai trận tuyến cách mạng và phản cách mạng. Tính chất hai mặt của tầng lớp tiểu tư sản mà nhân vật Côdắc đại diện biểu hiện phức tạp trong cuộc Cách mạng và nội chiến.
Bản chất giai cấp của tầng lớp này rất bấp bênh, lưỡng lự về thái độ chính trị và chọn đường đi trong thời đại bão táp cách mạng. Họ một mặt muốn được giải phóng về giai cấp, thoát khỏi ách thống trị của đại địa chủ, thế những cũng sợ bị thiệt hại về lợi ích khi giai cấp vô sản lên nắm quyền.
Và nhân vật chính Gregori Melekhov thuộc gia đình trung nông điển hình. Mặt vô sản kéo Grigôri về phía cách mạng (Hai lần Grigôri tham gia Hồng quân), ngược lại mặt tư sản lại kéo chàng đứng về phía phản cách mạng (Hai lần tham gia quân Bạch vệ và bọn phiến loạn).
Nếu khi trở thành chiến sĩ Hồng quân, chiến đấu để bảo vệ chính quyền Xô viết, cho giai cấp vô sản, Grigôri thực sự phát huy những mặt tốt trong bản chất lao động của mình, thì việc Grigôri đi theo Bạch vệ, làm sư đoàn trưởng lực lượng phiến loạn là xuất phát từ lý do sợ cách mạng đe dọa, xóa bỏ quyền tư hữu của mình. Như vậy, Grigôri không chỉ là người thuộc tầng lớp tiểu tư sản do bản chất giai cấp mà dao động, ngả nghiêng trong cách mạng và nội chiến, mà còn là một người Côdắc điển hình, biểu hiện rõ tính chất mâu thuẫn của giai cấp mình.
Nói như Sôlôkhốp, Gregori Melekhov lớn lên cùng với bầu sữa mẹ, tiếp thu sự giáo dục và ảnh hưởng của dân làng Côdắc thì anh ta cũng tiếp thu luôn cả mọi thành kiến của dân Côdắc được tiếp nối qua nhiều thế hệ. Những yếu tố trong tính cách của Grigôri như yêu lao động, chân thành, bộc trực, ghét áp bức, tinh thần dũng cảm, yêu tự do và tinh thần dân chủ đã làm nên một Grigôri Mêlêkhốp rất chân thực, sinh động đại diện cho tầng lớp tiểu tư sản yêu nước.
Khi xây dựng nhân vật, nhà văn M.Sôlôkhốp đã khéo lép lồng ghép các chi tiết thể hiện bản chất giai cấp của các nhân vật. Chính việc xác định nguồn gốc chính trị mang tính giai cấp của các nhân vật trong tác phẩm làm cơ sở cho tác giả lý giải hành động khi liên tục đổi phe qua lại từ quân hồng quân đến quân bạch vệ của nhân vật chính và các hảnh động của những nhân vật phụ.
Bộ tiểu thuyết Sông Đông êm đềm của nhà văn Nga nổi tiếng Sholokhov không chỉ là một bức tranh về cuộc Cách mạng tháng Mười Nga mà còn là một bức tranh xã hội vào thời kì bấy giờ.
Cuốn tiểu thuyết đã nhận được rất nhiều phản ứng tốt từ người đọc và đã lọt top must try của làng văn học thế giới. Sông Đông êm đềm đảm bảo sẽ không khiến bạn thất vọng nếu bạn đã mê mẩn cuốn tiểu thuyết Chiến tranh và hòa bình đâu. Vậy bạn còn chờ gì nữa mà không cùng chúng tôi khám phá cuốn tiểu thuyết này nào.