Review sách Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm
Khi một người thay đổi sở thích không phải là họ không còn yêu cái cũ mà cái cũ không còn phù hợp với họ lúc bấy giờ. Tôi cũng vậy, từng là người rất đam mê sách ở thể loại tiểu thuyết ngôn tình, trinh thám phá án, truyện tranh… nhưng trong 2 năm trở lại đây tôi đã thay đổi sở thích, tôi đọc sách self-help nhiều hơn.
Có lẽ đã qua cái tuổi mộng mơ trên giảng đường, giờ đây đi làm kiếm cơm, đối diện với thực tế phũ phàng nên cách nhìn nhận vấn đề cũng thay đổi. Đọc những cuốn sách về Self-help nói chung thì mỗi quyển gom nhặt được một vài điều vào cuộc sống và cũng có thể bàn luận với mọi người, mặc dù mình đang ở vạch xuất phát.
Trong những cuốn sách tôi đọc như Đắc nhân tâm, Trên đường băng, Cha giàu cha nghèo, Người Do thái dạy con làm giàu…. thì có một cuốn khác biệt làm tôi khó quên mà mỗi lần nghĩ về nó bất giác lại mỉm cười.
Không phải là những điều cao sang, những nguyên tắc hay triết lý mới, nó cũng đơn thuần về nhân sinh đạo lý nhưng lời văn mà tác giả viết quá ư trần trụi, nó không phải là những từ ngữ thường nằm trong sách mà nó là lời văn của những kẻ đời thường như bạn bè nói chuyên với nhau.
Ngôn ngữ ở đây phải nói là dưới cả giản dị, nhưng không vì thế mà làm mất đi sự tinh tế của sách, và cũng không là mất đi sự đón nhận của đọc giả. Khi Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm vừa ra mắt, nó đã trở thành cuốn bestseller do tờ New York Times bình chọn.
Với các tiếp cận khác thường này Mark Manson đã đem đến một cuốn sách vô cùng thú vị với toàn đọc giả trên thế giới. Chưa nói đến nội dung, trang bìa cũng bình thường không có gì nổi trội nhưng trái lại tựa đề cho ta thấy sự phóng túng đời thường của tác giả.
Từ “đếch” một từ mà đập vào mắt và rất ấn tượng, tôi nghĩ nếu Mark dùng từ “ không” thì quá nhẹ dùng từ “đ..e..o” thì quá nặng và còn bị coi là dung tục. Còn từ “đếch” đã tạo nên một điểm nhấn vô cùng thu hút làm cho đọc giả phải tò mò.
Đến nội dung, cuốn sách được chia thành chín chương với những nội dung cụ thể và những câu chuyện thú vị xoay quanh cuộc sống. Với tôi, khi kết thúc cuốn sách có những điều mà tôi cần quan tâm từ Nghệ thuật tinh tế của việc đếch quan tâm:
Sắp xếp công việc quan trọng hằng ngày của bạn theo thứ tự
Một ngày chỉ có 24 tiếng nó không quá dài để bạn phí phạm và những công việc không cần thiết, vào buổi tối hãy ghi vào 1 tờ giấy việc mình cần làm cho ngày hôm sau và hãy thực hiện đúng những gì cần là cho ngày hôm đó. Bạn không có thời gian nhiều để quan tâm đến chuyện thiên hạ, bạn không cần quan tâm đến miếng đất trước nhà bạn sẽ trồng cây gì hay bà hàng xóm của bạn hôm qua có chuyện gì mà cãi nhau, thay vào đó hãy quan tâm đến bản thân.
Mark Manson khuyên bạn hãy bỏ qua những điều nhỏ nhặt của cuộc sống để nó không khống chế suy nghĩ, cảm xúc của bạn. Trong suy nghĩ nghệ thuật “đếch” quan tâm tác giả còn chỉ ra cái làm con người ta mãi không đi lên được chính là suy nghĩ đố kỵ, ganh ghét.
Khi thấy người khác giàu có hơn, đi đây đi đó hay sống sung sướng hơn, và ta cứ mãi ganh ghét, trách mình không được bằng người ta, cái suy nghĩ ấy cứ đeo bám ngay cả trong giấc ngủ làm ta sẽ ngày càng tiều tụy hơn mà chẳng được gì cả. Hãy để thời gian ganh ghét cho những việc cho việc lớn lao hơn. Mỗi cây, mỗi hoa, mỗi vẻ đẹp khác nhau, con người cũng vậy, nếu ta không bằng cái này thì bằng cái khác.
Người giàu chưa chắc đã hạnh phúc, người nghèo chưa chắc đã khổ đau, nếu họ có được như ngày nay thì họ phải phấn đấu mới có được chứ ta không phải cứ đố kỵ là có được như họ. Vì vậy hãy bỏ qua những việc tầm thường không quan trọng để trút bớt gánh nặng và sống khỏe hơn, hạnh phúc hơn.
“Chìa khóa để có một cuộc
sống tốt đẹp hơn là “đếch” cần quan tâm đến mọi thứ, bớt để ý đi, hãy quan tâm
đến những gì là thật, cấp bách và thực sự quan trọng mà thôi”.
Quan tâm đến bản thân nhiều hơn
Tôi không nhớ là ai đã nói điều này nhưng đại khái là phải luôn yêu thương bản thân, phải yêu mình thì mới có thể yêu người khác được. Trước đây, chính tôi là một người có thể nói là mắc bệnh “ hoàn hảo”, tôi luôn muốn mọi thứ theo ý mình.
Trong hoạt động nhóm giáo viên có nói: tuy là hoạt động nhóm nhưng vẫn có điểm đánh giá theo cá nhân nên tôi luôn nói họ phải tham gia, tôi muốn được điểm cao, họ không quan trọng điểm nhưng tôi thì có, tôi muốn hoàn thành tốt bài ngay khi chỉ làm một mình.
Khi họ vui với số điểm đạt được thì tôi lại thấy tiếc, và tôi suy nghĩ giá như thế này…giá như thế kia…thì mình đã có điểm tốt hơn và tôi thấy bực tức những người trong nhóm. Hay chỉ vì giận con bạn cùng phòng vì nó ở nhà mà không dọn phòng, khi mới đi học về thấy cảnh nhà cửa bề bộn tôi không nói với nó lời nào, tự đi dọn dẹp hết trong phòng, xong lên giường ngủ, bỏ luôn buổi tối mặc dù rất mệt và đói.
Một cách hành bản thân mà chả được gì trong khi bạn vẫn ăn uống và xem phim bình thường, hai ngày sau thì lại nói cười bình thường với bạn như chẳng có chuyện gì nhưng chuyện này thường xuyên kéo dài mà tôi lại cứ ôm hết vào mình lâu dần thành bế tắt, hậm hực và bản thân là người chịu thiệt. Sau này tôi mới biết là suy nghĩ của mình đã bị bó càng ngày càng hẹp, nó đã bị giam cầm chỉ đi được 3 bước rồi quay đầu, không thể suy nghĩ đến cái xa hơn.
Tôi đọc nhiều sách để tư
tưởng được cởi mở hơn, phóng khoáng hơn và để có thể làm nhiều chuyện trọng
đại hơn. Tôi học cách “đếch” quan tâm đến những thứ
“hoàn hảo hạn hẹp” để mặt may sáng hơn, cười nhiều hơn và bỏ dần cái khuôn mặt
“bánh bao chiều” làm cho mình xấu xí và mọi người xung quanh cũng không thoải
mái vì mình.
Bỏ qua quá khứ đau buồn
Con người không ai muốn sống trong cảnh u buồn từ ngày này sang ngày khác mà người ta luôn sống cho tương lai. Bạn bị người ta đá, ngày nào bạn cũng đăng những dòng tâm trạng buồn não nề lên facebook, hay bạn tự hành hạ bản thân mình, hay tệ hơn là bạn tự tử thì người kia cũng không quay lại với bạn.
Mọi lý do cho sự chia tay chỉ là ngụy biện cho sự hết yêu, vậy tại sao cứ mãi vươn vấn một người không càn mình trong khi đó có rất nhiều người yêu thương thì mình lại ngó lơ và làm cho họ đau lòng. Điều đó thật sự không đáng cho thời gian quáy báu của một đời người.
Hay khi chúng ta làm kinh
doanh mà thất bại, không việc gì phải buồn, phải hậm hực, hãy nghỉ đơn giản là
ta còn thiếu kinh nghiệm và kế hoạch tiếp theo ta sẽ làm tốt hơn. Tự trao cho
mình cơ hội chính là cách để yêu thương bản thân và luôn mạnh mẽ trong mọi hoàn
cảnh. Nếu chúng ta cứ sợ thất bại, không dám làm, không dám đối diện với
nó, thì cuộc đời ta sẽ gắn liền với hai chữ thất bại mà thôi.
Để
có được danh hiệu tỷ phú như Bill Gates hay Hoàng Kiều thì những con người đó
cũng đã từng thất bại rồi mới có được địa vị mà nhiều người ngưỡng mộ. Con
đường đến với thành công luôn gặp nhiều chông gai nhưng câu “Thất bại là mẹ
thành công” thì vẫn luôn trường tồn và có khi còn mạnh mè hơn sau những thất
bại ấy.
Hãy luôn giữ cho mình một tâm thế “đếch” bận tâm đến cái thất bại tạm thời thì mọ chuyện đều sẽ ổn. Có một câu nói mà tôi luôn khắc ghi trong đầu khi có chuyện không tốt xảy ra trong cuộc sống: “Ngày mai dù có ra sao nữa – Dù có ra sao cũng chẳng sao”
Đếch quan tâm không có nghĩa là thờ ơ mà nó có nghĩa là thoải mái với việc trở nên khác biệt
Sự khác biệt ở đây nghĩa là chúng ta cần xác định những vấn đề mình cần quan tâm như mục tiêu mà bạn đặt ra cho cuộc sống, mục đích mà bạn muốn hướng đến của sự nghiệp… hay những chuyện không cần phải quan tâm như nhỏ bạn làm lương tháng được bao nhiêu, ông àng xóm mua được mấy miếng đất…
Nhưng có nhiều tình huống trong cuộc sống dẫn đến không quan tâm không đồng nghĩa với việc thờ ơ. Trên đường bạn đi làm bạn gặp một bà cụ đứng tần ngần không sang đường được thì hãy giúp bà ấy, chỉ một phút thôi sẽ không trễ giờ làm của bạn.
Nhưng nếu cũng trên đường đi làm mà bạn dừng lại để ngóng một cuộc cãi nhau hay người đứng do đụng xe hay các bà ở chợ thì bạn nên tránh đi. Trong cuộc sống có rất nhiều việc mà ta không lường trước được sẽ xảy ra với ta và bản thân phải “tinh tế” nhận thức được mức độ nặng nhẹ của sự việc xem nó có cần thiết để mình xử lý lúc này hay không chứ đừng ôm đồm mà người ta hay gọi là “lo chuyện bao đồng” và sẽ chẳng ai biết ơn ta vì điều đó.
Ở đời, cái gì nhiều quá cũng đều không tốt, nhiều quá sẽ tạo nên 1 gánh nặng tâm lý làm tinh thần của bạn lúc nào cũng trong tình trạng mệt mỏi, lo lắng cho tất cả mọi thứ. Trong Nghệ thuật tinh tế của việc Đếch quan tâm” tác giả Mark Manson đã chỉ ra rằng bạn chỉ nên dành mối bận tâm cho những gì thật sự gần gũi và thật sự quan trọng.
Cuốn sách mang những đến cho người đọc những suy nghĩ tích cực vào cuộc sống, bỏ qua những điều vặt vãnh như người ta suy nghĩ sao về bạn, hôm nay bạn làm chuyện có lỗi không biết người ta có bỏ qua không, nhỏ bạn đi chơi có vui không…. rất nhiều, nhiều chuyện trong cuộc sống làm ta phải suy nghĩ nhưng từ những gì mà Mark Manson thì hãy tập bỏ những chuyện nhỏ nhặt và chỉ tập trung vào bản thân, tập trung vào mục tiêu quan trọng của cuộc đời để có một cuộc sống nhẹ nhàng, không giàu có nhưng thanh thản, không nghèo khó nhưng hạnh phúc với cái Nghệ thuật “đếch” quan tâm.